Đặc điểm và phân loại Bách_Việt

Trống đồng của nước Nam Việt lấy từ mộ số 1 La Bạc Loan, Quảng Tây. Trống đồng là biểu trưng quyền lực quốc gia của các tộc Bách Việt.

Nhận thấy các điểm khác biệt quan trọng giữa các nhóm tộc Việt, các học giả Trung Quốc đã cố gắng phân loại các nhóm Việt khác nhau, thường dựa trên phép gọi tên của các học giả Hán cổ hơn. Ở phía Nam, vùng Quảng Đông, Quảng Tây, vùng đất mà từ thời nhà Tần đã thường được gọi là Lĩnh Nam, người Hán đã xác định các nhóm với tên Dương Việt, Tây Âu, Lạc Việt, Ư Việt, Điền Việt, Dạ Lang, v.v.. Vào đầu thời nhà Hán, Bách Việt được chia thành các nhóm/vương quốc, trong đó: Đông Âu (東甌), Mân Việt (閩越) và Nam Việt (南越, bao gồm cả Tây Âu, Lạc Việt) là các nhóm chính với các ranh giới cụ thể, nhà Hán đã cố gắng phân loại 1 cách rất hệ thống:

  1. Nước Đông Âu, nằm ở vùng trước là lãnh thổ của các nước NgôViệt. (ngày nay là vùng Ôn Châu (溫州), Chiết Giang, Trung Quốc).
  2. Nước Mân Việt, cũng nằm trong lãnh thổ cũ của nước Việt (tỉnh Phúc Kiến ngày nay), được cho là tổ tiên của người Mân ở Trung Quốc hiện đại - Bao gồm người dân đảo Đài Loan (những người nói tiếng Mân Nam)
  3. Nước Nam Việt, trong địa bàn tỉnh Quảng Đông ngày nay, về sau phát triển vào địa bàn tỉnh Quảng Tây và vùng phía Nam. Họ được cho là tổ tiên của người Quảng Đông hiện đại.
    1. Tây Âu, trong vùng ngày nay là miền Tây tỉnh Quảng Đông và miền Nam tỉnh Quảng Tây
    2. Lạc Việt, khu vực miền Bắc Việt Nam ngày nay, là tổ tiên trực tiếp của người Việt hiện đại cùng một số dân tộc thiểu số khác như... người Mường... là 1 ví dụ điển hình.[cần dẫn nguồn]

Cho đến gần đây, các học giả Trung Quốc mới bắt đầu cố gắng phân biệt các nhóm một cách nghiêm túc hơn. Trong khi nhiều học giả vẫn dựa quá nhiều vào việc trích dẫn các sách cổ, các kết quả khảo cổ học gần đây đã bắt đầu đơn giản hóa quá trình phân tích.

Một số học giả [6][7] liệt kê các đặc điểm văn hóa của các nhóm tộc Việt như sau:

  1. Tục cắt tóc ngắn và xăm mình
  2. Xây nhà sàn
  3. Trang phục đặc trưng bởi quần ngắn hoặc váy quấn (kilt) và đầu đội khăn xếp (turban)
  4. Chế độ ăn nhiều sò hến và ếch
  5. Tục nhổ răng, thường là răng nanh hoặc răng cửa trên
  6. Tục lệ người cha tham gia quá trình đỡ đẻ, sau đó chăm sóc con nhỏ để người mẹ quay lại với việc làm đồng
  7. Đúc và sử dụng trống đồng trong các nghi lễ
  8. Bói bằng xương chim, đặc biệt là xương gà
  9. Thờ vật tổ, đặc biệt là chim, bò sát, và cóc/ếch
  10. Tục táng trên vách đá
  11. Sử dụng nhiều đến thuyền bè và điêu luyện về thủy chiến
  12. Hình dáng hình học của đồ gốm sứ
  13. Kỹ thuật dệt phát triển cao

Tuy nhiên, không phải tất cả các đặc điểm trên đều có ở mỗi nhóm tộc Việt. Chẳng hạn, người Việt ven biển phía Đông Nam Trung Quốc, cũng như ở Việt Nam, sử dụng rìu đá có vai, còn người ở vùng biển phía Bắc và xa phía Tây Nam Trung Quốc thì không.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cách phân chia hữu ích nhất là chia các tộc Việt thành hai nhánh:

Các kết quả khảo cổ học có hỗ trợ cho cách phân chia đơn giản này. Các cổ vật đặc trưng cho nhóm thứ nhất, nhóm Bắc, bao gồm đồ gốm hình học (geometric pottery), xẻng đá lớn (large stone shovel), và đồ đồng kiểu Sở. Đặc điểm của nhóm thứ hai, nhóm Nam, là các đồ đồng kiểu tây nam, việc sử dụng các loại dụng cụ đồ đá đa dạng, hầu như không thấy đồ gốm hình học và xẻng đá lớn [8]. Nhóm phía Nam bắt đầu từ Việt Nam và kéo dài theo vùng ven biển lên tới khu vực Tây Nam tỉnh Quảng Đông.[9] Phát triển từ các nhóm văn hóa thời đại đồ đá cũ bản địa, sự tiếp nối của nhóm này đã được ghi nhận. Đó là các xã hội phát triển cao với một nền tảng nông nghiệp và một bộ đầy đủ các loại đồ gốm và đồ đá. Một điểm khác biệt rõ nét khác để phân tách hai nhóm chính là sự phát triển của một trong những loại cổ vật quan trọng nhất của khu vực: trống đồng được tìm thấy chủ yếu ở các vùng Vân Nam, Quảng Tây, và miền Bắc Việt Nam. Xem thêm bài Trống đồng.

Hướng tới một phân loại cụ thể hơn, các nhà học giả khác đã sử dụng cách chia ba để phân tách các nhóm văn hóa Việt. Ba nhóm này bao gồm:

  1. Nhóm Nam Việt (khác với tên nước Nam Việt của nhà Triệu[10]): phân bố tại miền Trung và miền Bắc Quảng Đông, và trong thời kỳ đầu còn bao gồm cả Phúc Kiến, Chiết Giang, và Nam Giang Tô. (trùng với nhóm Bắc của cách chia đôi)
  2. Nhóm Tây Âu, còn gọi là Âu Việt (甌越): phân bố ở các vùng Quế Giang (桂江) và Tây Giang (西江) của Quảng Tây(廣西).
  3. Nhóm Lạc Việt: phân bố ở Tây Nam Quảng Đông kéo tới Đông Nam Quảng Tây và Bắc Việt Nam.

Tuy hai nhóm Tây Âu (phía Tây Nam) và Lạc Việt (phía Đông Nam) có thể xếp vào một nhóm khi phân biệt với nhóm Việt phía Bắc, giữa hai nhóm này cũng có những điểm khác biệt quan trọng về cấp độ phát triển. Địa lý là một nhân tố quan trọng để giải thích sự khác biệt này. Phía Tây là vùng đồi núi, do đó, giao thông liên lạc khó khăn và các đa dạng địa phương có thể được bảo tồn lâu dài hay tiếp tục phát triển. Ở miền Đông Nam và các khu vực ven biển, giao thông liên lạc dễ dàng hơn, do đó, sự thâm nhập của các văn hóa bên ngoài cũng dễ dàng hơn, và theo thời gian, các đa dạng văn hóa địa phương có xu hướng phát triển về phía một dạng văn hóa chung. Theo các kết quả khảo cổ học, tuy chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các nhóm văn hóa vùng Đông Nam Trung Quốc và Việt Nam, các nhóm văn hóa vùng Tây Nam Trung Quốc thể hiện các khác biệt địa phương nổi bật cho thấy một giai đoạn phát triển thấp hơn, đặc biệt về kinh tế nông nghiệp.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bách_Việt http://ejournal.anu.edu.au/index.php/bippa/article... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/438411 http://www.explore-qatar.com/archives/all_qatar_to... http://www.binhnguyenloc.de/pages/NghienCuu/NguonG... http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvs... http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/Zhuan... http://vietsciences.free.fr/vietnam/sudia/vanminhc... http://www.dunglac.net/kimdinh/Dichkinh-0-ml.htm http://www.dunglac.net/kimdinh/Gocre-14-lacthu.htm http://sealang.net/sala/archives/pdf8/chamberlain1...